PHÂN BIỆT HỒ SƠ NĂNG LỰC VÀ HỒ SƠ CHÀO THẦU KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO, BỐ CỤC HỒ SƠ MỜI THẦU

Phân biệt hồ sơ năng lực và hồ sơ chào thầu khác nhau như thế nào, bố cục hồ sơ mời thầu

Hồ sơ năng lực và hồ sơ chào thầu là 2 tài liệu có nhiều điểm tương đồng khiến nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy chúng khác xa nhau về mục đích sử dụng, cũng như quy trình, cách thiết kế. Cùng Brasol tìm hiểu nhé!

Thiết kế hồ sơ năng lực công ty

Hồ sơ năng lực công ty

Hồ sơ năng lực công ty là ấn phẩm để doanh nghiệp có thể giới thiệu về công ty cho đối tác, khách hàng. Đây cũng là tài liệu không thể thiếu khi công ty tham gia đấu thầu.

Trước đây, nếu như trước đây hồ sơ năng lực thường được các công ty xây dựng, cung cấp vật liệu XD, nội thất hay bất động sản sử dụng, thì ngày nay hầu như bất cứ một lĩnh vực hay ngành nghề nào doanh nghiệp cũng cần phải thiết kế profile cho mình.

Hồ sơ năng lực thường sẽ có những mục chính như sau:

– Tầm nhìn/ sứ mệnh/ giá trị cốt lõi doanh nghiệp

– Tổng quan công ty doanh nghiệp

– Lịch sử hình thành và phát triển

– Thành tích và những sự kiện nổi bật

– Nguồn nhân lực

– Cơ sở pháp lý

– Khách hàng & đối tác tiêu biểu

Hồ sơ chào thầu

Thiết kế hồ sơ năng lực nhà thầu

Hồ sơ chào thầu là tài liệu chuyên biệt dùng để tham gia đấu thầu dự án, thông thường là các dự án về xây dựng. Đây là tài liệu mà doanh nghiệp phải thiết kế và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu.

Hồ sơ chào thầu thường có 2 phần bao gồm: Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (HSĐXKT) và Hồ sơ đề xuất về tài chính (HSĐXTC), tương ứng với 2 giai đoạn duyệt thầu. Theo đó, chỉ các hồ sơ đạt yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét để đề xuất tài chính.

Quy trình làm hồ sơ chào thầu:

Bước 1: Đọc kỹ hồ sơ mời thầu và bản vẽ kỹ thuật thi thông

Bước 2: Làm y nguyên các biểu mẫu theo hồ sơ dự thầu

Bước 3: Trình bày hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu

Một hồ sơ mời thầu thường có 3 phần:

  • Năng lực

Năng lực cho gói thầu: Tùy thuộc vào yêu cầu của gói thầu nhưng thông thường cần phải đảm bảo các thông tin cơ bản như: Đăng ký kinh doanh, đăng ký mẫu dấu, các hợp đồng tương tự đã thực hiện, báo cáo tài chính có xác nhận cơ quan thuế, hoặc báo cáo tài chính, danh sách cán bộ thực hiện gói thầu dự kiến…

Hồ sơ năng lực công ty: Đây là phần không bắt buộc nhưng lại là tài liệu quan trọng để doanh nghiệp tạo ấn tượng với đơn vị mời thầu.

  • Phương án thi công

Doanh nghiệp cần bám vào hồ sơ mời thầu để nắm rõ yêu cầu và đề xuất phương án thi công, bản vẽ cho phù hợp.

  • Giá dự thầu

Chi phí luôn là yếu tố quan trọng quyết định bạn có thắng thầu hay không. Khi các điểm về kĩ thuật của bạn đã đạt yêu cầu, hội đồng xét thầu sẽ tiến hành căn cứ vào giá để đưa ra lựa chọn nhà thầu chính. Vì vậy bạn nên cân nhắc đưa ra mức giá dự thầu phù hợp.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về hồ sơ chào thầu và hồ sơ năng lực, hi vọng sẽ giúp bạn có thể so sánh và phân biệt được 2 ấn phẩm này.

Xem thêm:

Thiết kế Brochures qua ứng dụng điện thoại của bạn với Sprightly

THIẾT KẾ CATALOG: KINH NGHIỆM VỀ TRÌNH BÀY VÀ KỸ NĂNG VỀ VIẾT BÀI

BÀI VIẾT LIÊN QUAN