Bí kíp xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp ảnh hưởng khá nhiều trên con đường phát triển lâu dài của một công ty. Đây là một vấn đề khá đặc biệt vì chúng ta không thể triển khai nhỏ lẻ và rời rạc mà phải có chiến lược xây dựng thương hiệu triển khai trên diện rộng, ở nhiều khía cạnh và sẽ không thấy được hiệu quả tức thời.

1. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là việc giúp doanh nghiệp của bạn có được cái nhìn khác biệt,  hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng, những người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ ấy. Đó là môt là một quá trình chọn lựa, kết hợp những yếu tố vật chất và yếu tố vô hình để tạo ra sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh, và giúp nhận biết giữa hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ tương tự với doanh nghiệp của bạn.

Vậy nói một cách dễ hiểu thì xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là quá trình tạo dựng hình ảnh sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp trong nhận thức của người tiêu dùng, tạo ấn tượng về sự uy tín và chuyên nghiẹp trong mắt khách hàng. 

2. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu để làm gì?

Việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu được tính là một bước đi đầy đúng đắn cho những doanh nghiệp muốn khởi nghiệp. Khi mà có nhiều start up đang bắt đầu vươn mình trong những công ty cùng ngành, điều gì làm họ được biết đến? Chắc chắn là việc phát triển một quy trình xây dựng thương hiệu từ các kênh truyền thông khác nhau, để khách hàng tìm tới họ, thấy được điểm khác biệt của họ với những đối thủ khác. Bởi thế, xây dựng thương hiệu nếu được phát triển lâu dài và bền vững, doanh nghiệp đó sẽ luôn tồn tại trong tâm trí người tiêu dừng một cách ngẫu nhiên khi được nhắc tới. Việc hình thành chiến lược xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là một điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp để khiến thương hiệu của họ đi vào lòng người tiêu dùng.

3. Quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

    3.1: Xác định giá trị nền móng của thương hiệu

Đầu tiên, chúng ta cần xây dựng nhận biết cơ bản của thương hiệu bao gồm: logo, màu sắc, đặc điểm nhận dạng, giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Cùng lúc đó xây dựng cái nhìn tốt về thương hiệu như lợi ích của người sử dụng được gì từ thương hiệu của bạn?, tạo niềm tin cho người dùng và quan trọng hơn là tính chất thương hiệu của bạn là gì?

    3.2: Định vị thương hiệu

Người tiêu dùng bây giờ đang phải tiếp nhận hàng tá những thông tin khác nhau trên thị trường, các thông tin này đang dần quá tải và chắc chắn họ không thể nhớ hết sau khi thu nhận chúng, Việc cần làm là xây dựng một cái nhìn đơn giản, rõ ràng và thật khác biệt để người tiêu dùng nhớ tới một cách ngẫu nhiên trong tâm trí họ. Định vị thương hiệu một cách đồng nhất trên mọi phương tiện truyền thông sẽ xây dựng được tài sản của một thương hiệu.

    3.3: Xây dựng chiến lược thương hiệu

Sau khi đã định vị được thương hiệu doanh nghiệp cần đề ra một chiến lược dài hạn cho mình

  • Mục tiêu của thương hiệu trong từng năm như thế nào?
  • Mức chi tiêu cho việc mở rộng nhận biết thương hiệu trong từng năm ra sao?
  • Kế hoạch cho những sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới?
  • Hình thức quảng bá cho sản phẩm mới hoặc dịch vụ đó là gì?

    3.4: Xây dựng chiến dịch truyền thông

Sau khi đã lên cho mình các chiến lược phát triển thương hiệu, cần hoạch đinh chi phí cho những năm đầu tiên về kế hoạch truyền thông như chi bao nhiêu tiền, thông điệp cần truyền tải cho thương hiệu, cách kênh quảng cáo nào nên áp dụng.

    3.5: Đo lường và điều chỉnh kế hoạch

Dĩ nhiên sau khi đã xây dựng cho mình các kênh truyền thông để nhận biết thương hiệu doanh nghiệp, việc cần làm là thu thập lại kết quả để biết được chiến dịch thương hiệu và truyền thông có hiệu quả hay không? Trong đó phải biết được bao nhiêu % người biết được thương hiệu, yếu tố gì làm họ nhớ tới? Bao nhiêu % người dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Và % người sẽ giới thiệu cho người khác về thương hiệu của bạn.

Các bước xây dựng thương hiệu trên đây chỉ nằm ở mức độ cơ bản, là tài liệu tham khảo cho những doanh nghiệp đang tìm hướng phát triển thương hiệu của mình. Tùy vào loại hình kinh doanh, mô hình doanh nghiệp cũng như mục tiêu của doanh nghiệp sẽ tạo ra sự khác nhau. Chính vì thế, để có được một quy trình xây dựng thương hiệu hoàn hảo, chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố, khai thác được những điểm mạnh mà doanh nghiệp đang có và cố gắng khắc phục những điiẻm yếu kém.

4. Cách thức xây dựng thương hiệu

    4.1: Xây dựng thương hiệu bằng tư duy chiến lược

Hướng đi này phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều hệ thống danh mục sản phẩm, việc quản lý tuân thủ nghiêm ngặt theo kế hoạch chiến lược đã đề ra từ trước, người quản lý cần có tư duy về hệ thống để duy trì được chuỗi hoạt động. Mỗi thương hiệu trong danh mục có một đội ngũ quản lý riêng, hướng đến một phân khúc khách hàng riêng, dòng đời sản phẩm riêng, hệ thống sản xuất và chuỗi cung ứng riêng, thang đo giá trị riêng cũng như hệ thống phân tích dữ liệu đánh giá riêng.

    4.2: Xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh 

Cách thức này phù hợp với doanh nghiệp chuyên về sáng tạo, chịu tác động bởi các xu hướng và mốt mới nhất và được thể hiện thông qua các nhân vật hay gương mặt đại diện của thương hiệu như giám đốc nghệ thuật, nhiếp ảnh gia,… hướng đi này thiên về tiếp cận lý tính hơn, được chi phối bởi văn hoá khách hàng.

    4.3: Xây dựng thương hiệu bằng trải nghiệm người dùng

Những gì mà người tiêu dùng tìm kiếm là một trải nghiệm đánh thức cảm nhận, chạm đến trái tim. Những người quản lý thương hiệu tập trung vào thiết kế và khả năng sử dụng dịch vụ, vốn là những yếu tố tâm điểm trong trải nghiệm để tác động lên chiến lược thương hiệu.

Sự khởi đầu nào cũng sẽ gian nan khi mà chính những doanh nghiệp khác cũng đang từ từ xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trong mắt người dùng. Cái khó nằm ở chỗ làm thế nào để xây dựng thương hiệu mạnhthu hút nhiều người tiêu dùng tới với mình? Câu trả lời nằm ở cách mà bạn thực thi chiến lược thương hiệu có đúng hay không, hình ảnh thương hiệu có được xây dựng đúng cách như những gì đã đề ra? Và cách chọn kênh truyền thông quảng bá thương hiệu có thực sự hiệu quả? Hãy tự xây dựng cho mình một hình ảnh thương hiệu thực sự tốt và phát triển nó để doanh nghiệp của bạn có được vị trí vững chãi trên chính thị trường của mình.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN