BRIEF LÀ GÌ? CÁCH XÂY DỰNG BRIEF TỐT

Bạn có biết: bất cứ một chiến dịch quảng cáo hay dự án thiết kế nào, bước đầu tiên được cho là quan trọng nhất chính là tạo ra được một bản phác thảo, tóm tắt các đầu việc, các yêu cầu hoàn hảo? Chúng được gọi là Brief. Vậy Brief là gì, hiểu như thế nào cho đúng? Liệu đó có phải là chìa khóa vạn năng giúp cho hầu hết các chiến dịch Marketing hay dự án thiết kế thành công? 

Brief là gì?

brief là gì

Bất cứ một chiến dịch quảng cáo hay dự án thiết kế nào, bước đầu tiên được cho là quan trọng nhất chính là tạo ra được một bản phác thảo, tóm tắt các đầu việc, các yêu cầu hoàn hảo đều được gọi là Brief.  Hiểu một cách đơn giản nhất thì Brief chính là bản tóm tắt công việc, mục đích, yêu cầu mà bên Client gửi tới các Agency để thực hiện chiến lược quảng cáo được trọn vẹn nhất. 

Làm sao để xây dựng một bản brief hoàn hảo?

Như đã chia sẻ, hầu hết công việc thiết kế, sáng tạo bất cứ một dự án, chiến dịch quảng cáo nào đều xuất phát từ một bản Brief hoàn chỉnh từ bên Client gửi đến dịch vụ Agency. Thông thường thể hiện qua lời nói, nhưng ngày nay Brief thường được thể hiện nhiều hơn dưới dạng văn bản, thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp, tỉ mỉ và có đầu tư hơn. Để xây dựng và phát triển một bản Brief hoàn hảo bạn cần nắm được các yếu tố sau:

Brief cần có nội dung ngắn gọn, súc tích

Một trong những yếu tố đầu tiên mà bạn cần chú ý khi xây dựng và viết thành công một bản Brief chính là nắm được cách viết ngắn gọn, súc tích. Bản tóm tắt cần thể hiện và truyền tải được toàn bộ thông tin, nội dung các phần nhưng vẫn phải đảm bảo được tính ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh tham lam nhồi nhét quá nhiều thông tin dẫn đến tình trạng bị “bão hòa” thông tin, khiến các Agency không nắm được trọng tâm của vấn đề, mục đích, yêu cầu bạn mong muốn là gì.

Đây có thể được coi là thách thức lớn nhất cho những người làm nội dung chính bên Client. Tuy nhiên, nếu bạn đã nắm được cốt lõi của thông tin cũng như đặt được các mục tiêu, yêu cầu hoàn chỉnh, rõ ràng thì công đoạn này thực sự sẽ không quá khó khăn. 

Brief biết cách giải thích

Một trong những kỹ năng quan trọng nữa khi thực hiện bản phác thảo Brief là biết cách giải thích một cách dễ hiểu nhất những mục tiêu mà mình đưa ra. Bạn yêu cầu những gì? Tại sao dự án này ra đời? Bạn đặt hy vọng, mục tiêu cho nó? Có những vấn đề nào bạn chưa thể giải quyết được? Hãy trình bày và giải thích một cách dễ hiểu nhất, bởi những những chi tiết này sẽ giúp các Agency hiểu được mong muốn của bạn là gì, từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết chúng một cách hiệu quả hơn. 

Liệt kê thông tin các bên liên quan trong brief

Bất cứ một dự án quảng cáo hay thiết kế nào cũng sẽ cần các chuyên gia tư vấn, và các bên liên quan nắm quyền điều hành xử lý. Do vậy, mà bản phác thảo Brief cũng cần thể hiện được thông tin từ các bên liên quan để Agency có thể dễ dàng liên hệ trao đổi các vấn đề khi cần thiết.

Xác định đối thủ là ai 

Việc xác định được đối thủ của mình là ai sẽ giúp bạn định hướng cũng như so sánh được những điểm mạnh, điểm yếu của cả hai bên. Từ đó giúp cho Agency đưa ra được những ý tưởng phù hợp cũng như những hướng giải quyết vấn đề triệt để và hiệu quả nhất. 

Thông báo về deadline

Thực tế, bất cứ công việc, dự án nào cũng cần phải có yếu tố “deadline” đính kèm. Nếu chưa thể ấn định một ngày cụ thể cho deadline thì bạn vẫn có thể đưa ra một mốc thời gian hợp lý. Nhờ có deadline mà bạn có thể dễ dàng quản lý được toàn bộ quá trình làm việc, đôn đốc công việc, triển khai các quy trình, tránh tình trạng trì hoãn làm ảnh hưởng tới cả quá trình thực hiện dự án. 

Vấn đề chi phí

Ngân sách, chi phí đưa ra như thế nào là hợp lý. Bởi nếu bản phác thảo Brief không có phần thông báo về ngân sách thì không thể lên kế hoạch thực hiện được. Không có chi phí làm sao thực hiện dự án! Do đó, bạn cần có một bản ngân sách cụ thể, bao gồm phần tóm tắt, các chi phí phát sinh nếu có trong suốt quá trình thực hiện.

Như vậy, có thể thấy được tầm quan trọng của một bản tóm tắt Brief trong các dự án quảng cáo hay thiết kế ở bất cứ công ty nào. Nhờ có bản thảo tóm tắt này, bạn sẽ giúp cho bên đối tác cung cấp kết quả thành công tuyệt vời cũng như đảm bảo dự án của bạn mang lại kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới.

Trên đây, là một số thông tin về bản thảo tóm tắt Brief là gì mà Brasol muốn chia sẻ tới khách hàng. Hy vọng bạn đã có hình dung tổng quan về việc thực hiện một bản brief. 

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN