Trung nguyên Coffee cái tên đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam, niềm tự hào của thương hiệu Việt trên thị trường Quốc tế. Để tạo được thành công như ngày hôm nay Trung Nguyên đã trải qua không ích khó khăn. Chúng ta cùng tìm hiểu quá trình xây dựng thương hiệu cà phê Trung Nguyên.
Danh mục bài viết
Về thương hiệu cà phê Trung Nguyên
Được thành lập vào ngày 16/06/1996 Đặng Lê Nguyên Vũ thành lập Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuộc – thủ phủ cà phê Việt Nam với số vốn ban đầu chỉ vỏn vẹn là chiếc xe đạp cọc cạch cùng với niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ, khát khao xây dựng một thương hiệu nổi tiếng, đưa hương vị cà phê Việt Nam lan tỏa khắp thế giới.
Rồi dần dần cái tên Trung Nguyên ấy trở thành một trong những thương hiệu được yêu thích nhất Việt Nam.
Vì đâu mà Trung Nguyên làm được những điều phi thường ấy?
Dám nghĩ lớn, dám theo đuổi sự khác biệt
Khi thị trường đang mãi loay hoay tìm kiếm hướng đi, Trung Nguyên đã mạnh dạn xây dựng nhận diện thương hiệu cao cấp. Vào những năm 90, thu nhập bình quân của người dân Việt chỉ khoảng 250 USD, thị trường cà phê trong nước vẫn mãi đi tìm chỗ dừng chân, thê nhưng Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên đã quyết định xây dựng thương hiệu cà phê cao cấp, hướng tới thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
Trung Nguyên phải thuyết phục người tiêu dùng chi tiền nhiều hơn để mua những sản phẩm cà phê cao cấp ấy. Bên cạnh đó cong phải chứng minh cho thị trường thế giới thấy Việt Nam có thể sản xuất ra loại cà phê đẳng cấp như vậy.
Dám chọn những đối thủ lớn mạnh, cạnh tranh một cách công bằng
Trung Nguyên ngay từ đầu đã xây dựng cho mình mục tiêu phải chiếm lĩnh được thị trường, chọn những đối thủ cạnh tranh khổng lồ như Nescafe, Vinacafe. Thực tế cho thấy Trung Nguyên đã khẳng định được vị thế vững chắc trên thị trường cà phê hòa tan, không hề thua kém các đối thủ trước nó.
Giá trị đột phá và sự khác biệt được đặt lên hàng đầu
Trung Nguyên luôn tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh của mình và xây dựng được định vị rõ ràng trong tâm trí khách hàng.
Trung Nguyên thổi vào thương hiệu một tinh thần quốc gia, niềm tự hào dân tộc mà chưa một hãng cà phê nào tại Việt Nam làm được.
Đây là điểm rất tinh tế mà không phải doanh nghiệp nào cũng biết sử dụng. Trung Nguyên định vị nhãn hiệu cà phê của mình như một phần văn hóa truyền thống Việt Nam. Họ đã thành công khi đưa giá trị và văn hóa quốc gia thổi hồn vào từng ly cafe “Ban Mê” và mang nó đến với bạn bè thế giới.
Đặng Lê Nguyên Vũ quan niệm: Hàng hóa phải là hình ảnh con người, là nét văn hóa của quốc gia chứ không chỉ đơn thuần là hàng hóa để bán. Nên ngay từ đầu khi chọn logo cho Trung Nguyên, ông đã thể hiện hoài bão của mình.
Logo mũi tên là hình ảnh cách điệu của nhà rông Tây Nguyên – nơi khơi nguồn của cà phê Trung Nguyên, hình mũi tên hướng thẳng lên trời thể hiện ý chí chinh phục đỉnh cao, khát vọng vươn lên, phát triển vượt bậc. Ba vạch trắng trên logo là hình ảnh cách điệu của lối lên nhà sàn, thể hiện văn hóa của công ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hóa Tây Nguyên. Bảng hiệu của Trung Nguyên với sắc nâu là chính vì đó là màu của đất, của cà phê, của cội nguồn dân tộc.
Xây dựng hình ảnh Trung Nguyên mang đậm nét văn hóa dân tộc, từ ly tách, bàn ghế, màu sắc bảng hiệu đến đồng phục, cung cách phục vụ,… Đặng Lê Nguyên Vũ muốn rằng, khi Trung Nguyên đến quốc gia nào thì người dân bản địa ở đó có được cảm giác như đang nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút trong một Việt Nam thu nhỏ, trước khi vào đất nước Việt Nam thật sự.
Khác với nhiều thương hiệu khác chỉ xoay quanh chiến lược tạo cảm xúc hằng ngày cho người tiêu dùng. Trung Nguyên đưa vào thương hiệu những cảm xúc trách nhiệm xã hội, trách nhiệm quốc gia một cách đậm nét như một lời cam kết và luôn tạo nên tính thời sự cho thị trường.
XEM THÊM: