ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY VÀ Ý NGHĨA TRONG 10 BƯỚC ĐƠN GIẢN!

Đặt tên thương hiệu hay và ý nghĩa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một chiến dịch truyền thông xây dựng thương hiệu. Trước khi có thể trở thành một cái tên được khách hàng nhớ đến đầu tiên, trước hết thương hiệu của bạn phải ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Dưới đây là một số nguyên tắc để bạn có thể đặt tên thương hiệu một cách ấn tượng:

Làm thế nào để đặt tên thương hiệu hay và ý nghĩa trong 10 bước?

10 nguyên tắc để đặt tên thương hiệu hay và ý nghĩa

Khi doanh nghiệp của bạn đã đến lúc cần phải đặt tên cho thương hiệu, không nên xem nhẹ điều này. Tên thương hiệu đại diện cho lời hứa đến khách hàng, và tạo nên sự khác biệt về những giá trị mà thương hiệu của bạn đem lại so với những thương hiệu của đối thủ cạnh tranh. Quan trọng hơn, bạn cần phải hoàn toàn tự loại mình ra khỏi phương trình đặt tên thương hiệu vì không có vấn đề gì nếu tên thương hiệu có nghĩa đối với bạn hay không. Quan trọng là nó có nghĩa với người tiêu dùng.

Có rất nhiều công ty chuyên đặt tên cho thương hiệu, nhưng nếu ngân sách không cho phép bạn thuê họ, bạn vẫn có cách đặt tên cho thương hiệu của mình một cách hiệu quả mà không cần phải nhờ cậy đến đội ngũ chuyên gia.

Sau đây là 10 bước cần thực hiện để đặt tên một thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn với người tiêu dùng, tạo sự khác biệt cho thương hiệu của bạn với những đối thủ trên thị trường, và đủ linh hoạt để tồn tại trong tương lai.

10 nguyên tắc đặt tên thương hiệu

1. Xây dựng chiến lược cho thương hiệu của bạn

Không nên đặt tên cho thương hiệu cho đến khi bạn phát triển chiến lược cho thương hiệu của mình. Làm thế nào bạn có thể biết nếu bạn đang lựa chọn đúng tên thương hiệu nếu bạn không biết việc đề xuất giá trị đặc trưng của thương hiệu, lời hứa của thương hiệu và định hướng chiến lược là gì?

Đặt tên cho thương hiệu cần gắn liền với chiến lược phát triển

2. Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, và người tiêu dùng

Bạn cần phải hiểu rõ về thị trường mà bạn sẽ cạnh tranh trước khi bạn có thể tạo ra một tên thương hiệu hiệu quả. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu những gì các thương hiệu đối thủ cạnh tranh của bạn đang sử dụng và làm thế nào người tiêu dùng cảm nhận về tên thương hiệu. Xác định các lỗ hỗng và cơ hội và phát triển một thương hiệu có thể lấp đầy những lỗ hỗng và thúc đẩy những cơ hội đó. Những bài viết sắp tới của tôi sẽ tập trung vào nghiên cứu để đặt tên cho sản phẩm và thương hiệu, bạn có thể theo dõi để nắm rõ hơn.

3. Xác định thông điệp mà thương hiệu của bạn nên truyền tải

Một khi bạn hiểu những gì đã tồn tại trong thị trường từ đối thủ cạnh tranh, và những gì người tiêu dùng muốn từ các thương hiệu, bạn có thể điều chỉnh vị trí thương hiệu của bạn. Sử dụng vị trí đó cùng với lời hứa từ thương hiệu của bạn để phát triển thương hiệu theo cách tốt nhất có thể. Hơn nữa, cần xác định nét đặc trưng cho thương hiệu của bạn và tạo ra một thương hiệu để phù hợp với nét đặc trưng đó.

4. Đưa ra ý tưởng mà không cần đánh giá

Tập hợp nhóm của bạn lại và bắt đầu trao đổi và đưa ra ý tưởng! Không có ý tưởng nào là sai trong giai đoạn đầu của quá trình, vì vậy cố gắng đưa ra càng nhiều ý tưởng càng tốt. Ngay cả những ý tưởng nghe có vẻ vô lý nhất cũng nên được chấp nhận và không nên đánh giá chúng. Bạn không bao giờ biết những ý nghĩ điên rồ đôi khi có thể mang lại một ý tưởng hoàn hảo! Nhìn vào thương hiệu của bạn từ tất cả các khía cạnh; tập trung vào từng lợi ích; cân nhắc từ khía cạnh của khách hàng; và kéo dài danh sách ý tưởng. Hãy đảm bảo rằng cả người tiêu dùng và các bên thứ ba không liên quan đều được cân nhắc trong quá trình thảo luận và đưa ra ý tưởng nếu có thể. 

5. Rút gọn danh sách

Sử dụng danh sách ý tưởng bạn vừa đưa ra để phát triển thành những tên thương hiệu hay, có tính khả thi, và rút gọn chúng xuống từ 10-20 lựa chọn tốt nhất. Hãy chắc chắn rằng danh sách rút gọn các tên thương hiệu bạn đưa ra sẽ bao gồm các tên tuổi mà có thể tồn tại qua những sự thay đổi của thị trường, mở rộng thương hiệu, mở rộng địa lý, xu hướng, trào lưu, và những vấn đề khác. Bạn nên tạo ra một thương hiệu có thể đứng vững trước thử thách của thời gian, bởi vì bạn không bao giờ biết được nơi mà thế giới, thị trường, người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, và bạn có thể vươn tới trong những năm tháng sau này.

Tên thương hiệu hay và ý nghĩa sẽ giúp truyền tải thông điệp của thương hiệu đến người dùng

6. Thương hiệu và tên miền có sẵn để sử dụng và tìm kiếm

Tìm kiếm sự sẵn có của từng thương hiệu trong danh sách của bạn để đăng kí nhãn hiệu. Bạn không muốn khai trương một thương hiệu và một vài tháng (hoặc năm) sau nhận được một lá thư thông báo rằng nhãn hiệu của bạn đã được sở hữu bởi một doanh nghiệp nào đó và yêu cầu bạn ngừng sử dụng nó. Ngoài ra, bạn nên kiểm tra sự tồn tại của tên miền. Vì rất có thể là tên miền chính xác cho tên thương hiệu của bạn sẽ không có sẵn, bạn cần phải biết sớm nếu chưa chuẩn bị lựa chọn khả thi để thay thế.

7. Rút gọn lại danh sách

Dựa trên nghiên cứu về nhãn hiệu hàng hoá và tên miền, rút ngắn danh sách thương hiệu danh sách của bạn lại lần nữa. Hãy cố gắng thu hẹp nó xuống trong vòng 5-10 những lựa chọn tốt nhất.

8. Xây dựng Mô hình quảng cáo tiếp thị thương hiệu

Tạo logo, quảng cáo, danh thiếp, và gói mô hình sử dụng tên thương hiệu trong danh sách đã được rút gọn của bạn. Đảm bảo rằng mỗi thương hiệu nhìn hài hoà và tạo ấn tượng khi được đọc lên. Tên thương hiệu có thể nghe ấn tượng trong danh sách của bạn, nhưng khi bạn đặt nó trong một quảng cáo trên đài phát thanh hoặc trên một thiết kế bao bì, nó có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cách đặt tên thương hiệu ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu sau này

9. Kiểm tra hiệu quả mô hình tiếp thị của bạn

Khi danh sách mô hình tiếp thị thương hiệu của bạn sẵn sàng, kiểm tra chúng thông qua nghiên cứu người tiêu dùng. Tìm hiểu những lựa chọn nào gây ấn tượng tốt với đối tượng mục tiêu của bạn và những lựa chọn nào không. Qua thử nghiệm này, bạn sẽ có thể để xác định tên thương hiệu nào hay là tốt nhất, cái nào cần chỉnh sửa, và cái nào cần được loại bỏ ngay lập tức. Giai đoạn thử nghiệm cũng có thể dạy cho bạn biết khi nào bạn cần phải quay trở lại bàn vẽ và đưa ra một cái tên thương hiệu hoàn toàn khác.

10. Đi ra ngoài và giám sát thương hiệu của bạn

Một khi bạn đã xác định được cách đặt tên thương hiệu, khai trương và sử dụng nó một cách nhất quán trên tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng. Tiến hành nghiên cứu và giám sát liên tục để đảm bảo tên thương hiệu của bạn được đón nhận nồng nhiệt. Hãy nhớ theo dõi bài viết sắp tới của tôi về nghiên cứu sản phẩm và thương hiệu.

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN