Chiến lược xây dựng thương hiệu mà bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng nên đọc

Những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông và nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp mọc lên như “nấm sau mưa” dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày một tăng cao, vấn đề xây dựng bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Không những thế, các tập đoàn, công ty nước ngoài đồng loạt đổ bộ vào thị trường Việt Nam, với lợi thế về tiếng vang thương hiệu nên khi họ tăng cường đầu tư chi phí quảng bá mạnh mẽ thương hiệu đã vô hình tạo ra một sức ép cạnh tranh lớn lao đối với doanh nghiệp nội địa.  

Cho đến bây giờ, có phải chăng bí quyết duy nhất và đơn giản nhất để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thành công, đi đến xây dựng thương hiệu mạnh, thậm chí thương hiệu dẫn đầu là tác động đến nhận thức của khách hàng như thế nào về công ty hoặc về sản phẩm thông qua các chiến lược xây dựng thương hiệu.

chiến lược xây dựng thương hiệu

1. Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?

Trong bối cảnh của việc gia tăng cường độ của cạnh tranh, thương hiệu giữ vai trò quuyết định trong việc duy trì khách hàng trung thành, bổ sung không ngừng khách hàng mới và cuối cùng giúp cho doanh nghiệp tồn tại  và phát triển bền vững. Như vậy, vấn đề thiết kế bộ nhận thương hiệu có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phát triển bền vững doanh nghiệp, hay nói cách khác có ý nghĩa chiến lược.

Chiến lược xây dựng thương hiệu là một bản kế hoạch dài hạn được lập ra nhằm xây dựng thương hiệu với mục tiêu định vị thương hiệu trên thị trường, tạo dấu ấn trong tiềm thức người tiêu dùng và một số mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.

6 yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần chú tâm khi thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu:

  • Đồng cảm đặt mình vào khách hàng, đặt khách hàng vào trung tâm;
  • Xác lập, khoanh vùng đối tượng khách hàng;
  • Có ý tưởng tối ưu nhất để tìm phương án khả thi;
  • Lắng nghe phản hồi từ khách hàng;
  • Thử nghiệm và sửa theo ý muốn thay đổi liên tục của khách hàng
  • Phải luôn lạc quan với sản phẩm của mình.

2. Các bước quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu

Bước 1: Xác định phân khúc khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu (hay còn gọi là thị trường mục tiêu) là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp của bạn hướng tới – nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn và có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Làm sao để phân khúc khách hàng mục tiêu? Đó là câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều doanh nghiệp hiện nay còn mơ hồ trong câu trả lời. Bạn có thể xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình dựa theo mô hình 5W:

– Who: Ai là người mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn? Hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình dựa theo các tiêu chí như: Giới tính, độ tuổi,…

– What: Khách hàng muốn điều gì ở sản phẩm, dịch vụ của bạn?

– Why: Vì sao họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn? Họ mua để làm gì?

– Where: Họ ở đâu? Mức thu nhập của họ? Bạn có thể xác định dựa trên: vị trí địa lý, mức thu nhập, sở thích, nhu cầu, hành vi tiêu dùng,…

– When: Họ mua sản phẩm, dịch vụ của bạn khi nào?

Bước 2: Xác định vị thế cạnh tranh của các đối thủ trong ngành

Bên cạnh việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu, bạn cũng nên nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Ông cha từ xưa có câu “Biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Quan niệm này vẫn hoàn toàn đúng trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy phân tích các đối thủ trực tiếp của bạn, tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu của từng đối thủ để có “phương pháp” đúng đắn nhất. Để làm được điều này, bạn phải trả lời được 4 câu hỏi:

  • Thông điệp mà đối thủ truyền thông, gửi gắm đến người đọc là gì?
  • Chất lượng sản phẩm/dịch vụ của họ như thế nào?
  • Đâu là điểm đặc biệt trong sản phẩm/dịch vụ của họ?
  • Phản hồi của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ?

Từ việc nghiên cứu các các đối thủ của mình, đừng dại gì “sao chép nguyên si” cách giúp đối thủ của bạn thành công thành công, bạn nên sáng tạo, đổi mới, tìm ra điểm khác biệt trong sản phẩm/dịch vụ của mình để có thể thuyết phục khách hàng hãy chọn bạn thay vì lựa chọn đối thủ của bạn. Điểm khác biệt này sẽ trở thành dấu ấn trong mắt khách hàng của bạn.

Bước 3: Xác định xu hướng phát triển của thị trường

Xu hướng của thị trường (Market Trend) là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Nếu bạn cứ đi theo mãi một hướng đi lỗi thời thì sớm muộn bạn cũng sẽ bị thị trường đẩy lại ở phía sau.

Từ việc xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu, bạn cũng cần xác định cơ hội của doanh nghiệp mình trên thị trường. Việc xác định thông qua quá trình phân tích và nhận biết những biến đổi của thị trường, từ đó, dự liệu các hướng đi, các chiến lược và đối thủ có thể để ý tới và khai thác, tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo, tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp của mình. Những cơ hội là hấp dẫn với doanh nghiệp của bạn cần đáp ứng một số yếu tố như: ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Marketing, tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi và điểm mạnh của thương hiệu

Hệ thống giá trị cốt lõi hay còn gọi là Core Value là những yếu tố thiết yếu và lâu dài, là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Muốn thương hiệu bền vững thì bạn phải trả lời được câu hỏi: Đâu là niềm tin – giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn? Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó có thể tồn tại lâu trong thị trường và trong tâm trí khách hàng.

Bước 5: Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu

Xây dựng định vị thương hiêu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ trên thị trường.

Bước 6: Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn, khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua: tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…

Bước 7: Quản trị và phát triển thương hiệu

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng. Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

3. 4 yếu tố giúp bạn làm chủ chiến lược xây dựng thương hiệu

Những lời khuyên chuyên môn này sẽ giúp bạn chạm được đến trái tim của một thương hiệu và tạo ra một bản kế hoạch hiệu quả trong chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn.

– Sử dụng từ ngữ chuyên môn phù hợp với hoàn cảnh

Đối với mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có thuật ngữ chuyên môn riêng, việc sử dụng nhuần nhuyễn các từ ngữ chuyên ngành sẽ thể hiện được mức độ thông hiểu của bạn về chuyên ngành nhưng lại khiến khách hàng khó hiểu. Trong quá trình trao đổi và trình bày với khách hàng, bạn nên cân nhắn về việc sử dụng lượng từ ngữ chuyên môn như thế nào để khách hàng vừa hiểu được trọn vẹn ý nghĩa mình muốn thể hiện, vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn.

Khi lên ý tưởng cũng như lời thoại cho những chiến lược truyền thông, bạn càng cần chú ý đến vấn đề này nhiều hơn nữa. Nó sẽ quyết định mức độ lan tỏa của chiến lược truyền thông, mức độ nhận thức của khách hàng về thương hiệu.

– Lên kế hoạch cho các nghiên cứu của bạn

Chia tách quá trình lên kế hoạc của bạn thành bốn giai đoạn: Xem, suy nghĩ, tạo và thực hiện. Hãy bắt đầu bằng việc lùi lại, nhìn xung quanh và phía trước để hiểu được khách hàng, để hiểu thói quen của khách hàng. “Tham vọng của tổ chức này là gì? Thị trường trông như thế nào? Muốn định hướng khách hàng nhận thức thế nào về thương hiệu?”

– Tự đặt các câu hỏi cho doanh nghiệp của bạn

Câu hỏi đầu tiên mà người chủ doanh nghiệp cần xác định là: “Bạn muốn thương hiệu của mình thế nào sau 10 năm nữa?”, Kristoffer Fink Parup, nhà chiến lược tại Pearlfisher nói. “Nó sẽ ở đâu trong 10 năm nữa, và chúng ta phải có những hành động cụ thể nào để đạt được điều đó?” Bằng cách đặt câu hỏi mở này, bạn có thể tiết lộ những suy nghĩ sâu sắc đằng sau thương hiệu, cũng như những vấn đề cơ bản hoặc những điểm mù cần khắc phục.

– Nghĩ lớn hơn những gì bạn đang có

“Tìm kiếm những giải pháp khác biệt cho mỗi nhóm đối tượng khách hàng, và điều đó thường xuất phát từ trong bản kế hoạch chiến lược xây dựng thương hiệu nền tảng tuyệt vời”, Greg Quinton, giám đốc thiết kế của The Partners cho biết.

Chiến lược xây dựng thương hiệu không chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn

“Thương hiệu giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn, phân biệt các sản phẩm khác nhau. Thương hiệu càng tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Xây dựng thương hiệu luôn là vấn đề hàng đầu được đặt ra cho doanh nghiệp, nhưng hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu” – Nhận định được đưa ra tại Hội thảo “Đi tìm phương pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với bối cảnh cạnh tranh thực tế”.

Theo ý kiến của một số chuyên gia tư vấn chiến lược, thương hiệu không đơn thuần là cái tên mà còn chứa đựng nhiều thông điệp, ý nghĩa mà mỗi doanh nghiệp muốn gửi đến cho khách hàng.

“Thương hiệu giúp người tiêu dùng trung thành lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp trước sự đa dạng của sản phẩm như hiện nay. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ dành cho các công ty lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn phát triển thành công thì phải đặt việc phát triển thương hiệu lên ưu tiên hàng đầu” – theo bà Đặng Thanh Vân, Giám đốc điều hành Công ty Thanhs.

XEM THÊM:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN