01 22,2019 - Chuyên mục đặt tên thương hiệu
Bạn có biết cách đặt tên công ty cho doanh nghiệp thật hay và ý nghĩa và hợp phong thủy giúp công ty phát triển lớn mạnh theo thời gian và cùng với đó chúng tôi sẽ giới thiệu danh sách các công ty – doanh nghiệp có tên hay và ý nghĩa.
>>> 4 sai lầm cần tránh khi đặt tên cho công ty
Tên doanh nghiệp là yếu tố đầu tiên giúp mọi người nhận biết công ty - doanh nghiệp trên thương trường. Vì vậy việc xây dựng thương hiệu từ tên công ty cần được chuẩn bị chu đáo và vô cùng kỹ lưỡng để tránh hệ luỵ không đáng có.
Brasol xin tư vấn cho các bạn cách đặt tên công ty hay và đẹp nhưng cũng vô cùng ý nghĩa & hợp phong thủy theo đúng pháp luật.
Nội dung chính[Ẩn]
Trước hết chúng ta hãy xét về mặt pháp lý về quy định đặt tên công ty theo luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định.
Tại điều 10, Nghị định 88/2006/NĐ-CP quy định ” Tên doanh nghiệp bao gồm Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được và có ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng
Ví dụ về cách đặt tên: Tên doanh nghiệp = Loại hình DN + Tên riêng
Tên doanh nghiệp chính là cơ sở giúp khách hàng nhận biết chính xác doanh nghiệp đồng thời là cơ sở pháp lý để Nhà nước quản lý.
Tên doanh nghiệp phải được treo tại trụ sở chính, Văn phòng đại diện, Chi nhánh, “địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp” và trên các hồ sơ giấy tờ mà doanh nghiệp giao dịch trong quá trình hoạt động kinh doanh
>>> 5 nguyên tắc đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp
Căn cứ theo điều 38 đến 40 & 42 Luật doanh nghiệp 2014. Tại điều số 11, Nghị định 88/2006/NĐ-CP đã quy định rất rõ:
– Đặt tên công ty bị trùng: Đặt tên trùng hoặc gây ra sự nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với thương hiệu hay nhãn hiệu hàng hóa của người khác đã được bảo hộ trước đó.
– Sử dụng tên cơ quan nhà nước hay đơn vị vũ trang nhân dân hay tên của các tổ chức chính trị hoặc tổ chức chính trị – xã hội,… Các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp nhận được sự chấp thuận của cơ quan hay đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Sử dụng từ ngữ hay các ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa , đạo đức và thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp của mình.
>>> Đặt tên sản phẩm thu hút khách hàng
– Tên nước ngoài sẽ là tên tiếng Anh được dịch ra từ tên của doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt, tên riêng trong tên doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương đương.
– Về khâu trình bày & in ấn: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài sẽ được in nhỏ hơn so với tên Tiếng Việt trên biển hiệu công ty và trong các giấy tờ giao dịch khác
– Tên viết tắt của công ty - doanh nghiệp sẽ được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc cũng có thể là tên tiếng nước ngoài.
– Ngắn gọn nhưng phải cung cấp đầy đủ thông tin ý nghĩa chính xác với tên của doanh nghiệp.
>>> Nguyên tắc khoa học trong đặt tên công ty
– Tên công ty bị trùng chỉ xét trên khía cạnh tên doanh nghiệp được ghi bằng tiếng Việt. Nếu tên doanh nghiệp được viết giống với công ty khác ( Bao gồm cả loại hình & tên riêng) thì được gọi là trùng và phải đặt lại tên khác.
– Tên gây ra sự nhầm lẫn là:
a. Tên có phần tên riêng đọc giống với tên riêng của doanh nghiệp khác đã được đăng ký bảo hộ.
b. Tên viết tắt trùng với tên viết tắt của công ty đã đăng ký trước đó rồi.
c. Tên bằng tiếng nước ngoài của công ty bị trùng với tên tiếng nước ngoài của “công ty - doanh nghiệp” đã được đăng ký trước đó rồi.
d. Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó một số tự nhiên hay số thứ tự chữ cái trong bảng tiếng Việt và các chữ cái trong mẫu chữ cái La tinh theo luật định bao gồm F, J, Z, W ( Xét trên trường hợp cùng đăng ký chung một loại hình doanh nghiệp)
e. Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp đã được đăng ký trước đó với một số ký hiệu như: “&”, “.” hay “+”, “-”, “_”;( Xét trên trường hợp có chung một loại hình doanh nghiệp)
f. Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của công ty đã được đăng ký trước đó bởi từ “tân” hoặc “mới” ngay trước hoặc sau tên riêng của doanh nghiệp đã được đăng ký (Chỉ xét trên trường hợp cùng đăng ký chung một loại hình doanh nghiệp)
g. Tên riêng của công ty chỉ khác với tên riêng của công ty đã đăng ký trước đó bởi từ “miền Bắc” hay “miền Nam”, “miền Trung” hoặc “miền Tây”, “miền Đông” cũng có thể là từ có ý nghĩa tương tự. ký ( Xét trên trường hợp cùng đăng ký chung một loại hình doanh nghiệp)
>>> Câu chuyện đặt tên sản phẩm ở lĩnh vực công nghệ
* Nguyên tắc vàng & tối quan trọng trong việc đặt tên doanh nghiệp để xây dựng thương hiệu công ty:
Theo các chuyên gia Marketing thì tên doanh nghiệp càng đơn giản thì sẽ càng dễ nhớ. Tâm lý con người chúng ta thường nhớ những gì mà mình ấn tượng, dễ đọc, dễ nhớ. Đừng đòi hỏi hay yêu cầu khách hàng nhớ tên thương hiệu của bạn nếu tên quá phức tạp và khó đọc.
* Một số lưu ý về tên doanh nghiệp
Ví dụ điển hình: Honda, Yamaha, Coca Cola, Amazon
Ở phân khúc bình dân thì tên cty cần phải hướng đến sự đơn giản và phải dễ nhớ nhất có thể. Đây là yếu tố tiên quyết để khách hàng phổ thông trở xuống có thể đọc được.
Ngược lại ở phân khúc cao cấp, hoặc một số ngành đặc thù khác đánh mạnh vào giới thượng lưu như trang sức hay thời trang cao cấp… thì tên cả âm và chữ cần phải tạo nên được cảm giác sang trọng.
Tên sản phẩm làm ra nếu được nên gắn với công dụng của nó
Ví dụ điển hình: Bitis “nâng niu bàn chân Việt”.
>>> Đặt tên thương hiệu cho quán café hay và ý nghĩa
Ví dụ : Trường hợp về thương hiệu mì gói Sagami tại riêng thị trường Việt Nam bị trùng với tên của thương hiệu bao cao su nổi danh Sagami tại Nhật Bản.
Ví dụ : Trường Xuân , Nhật Minh, An gia Lạc Nghiệp, An Phú, Rồng Xanh
Ví dụ :Công ty thủy điện Sông Đà
Ví dụ : Nhà máy thuốc lá Khatoco Khánh Hoà
Ví dụ :Công ty Thành Đạt, Hoà Phát….
Ví dụ : Trường Xuân, Gia Hưng, An gia Phú
Thích hợp cho các doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty kinh doanh truyền thống, công ty kiểu gia đình
Ví dụ: Công ty TNHH Thanh Sang
Doanh nghiệp tư nhân Quang Dũng
Giúp doanh nghiệp có lợi trong phân khúc tiệp cận thị trường địa phương
Ví dụ: Công ty Bất động Sản Sài Gòn Vina
C.ty Bất động Sản Sài Gòn Land
Công ty bánh kẹo Hải Châu…
Ví dụ: MSB (Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam), VCB (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam)
Thể hiện được những mong muốn mà doanh nghiệp muốn đạt được
Ví dụ: Công ty vàng bạc đá quý Bảo tín Minh Châu (Thể hiện sự uy tín, tin cậy)
Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh (Thể hiện sự may mắn, thành đạt)
Bảo hiểm Bảo Việt (Thể hiện sự uy tín, tin cậy)
Công ty du lịch khát vọng việt (Thể hiện sự khát vọng vươn xa)
Công ty TNHH đoàn kết quốc tế ( Thể hiện triết lý kinh doanh của công ty)
Bạn có thể lấy tên cty từ các Vị thần, các Hành tinh hay Danh lam thắng cảnh hoặc các Loài hoa, cảm hứng từ Văn học, Loài vật….Và bất kỳ nguồn cảm hứng nào mà bạn thích.
Ví dụ: Bia Tiger (Động vật) ; công ty Thẩm mỹ Venus (Vị Thần) , công ty TNHH Sao Kim ( Hành Tinh), Trường mẩm non tư thục Hoa Bằng Lăng ( Loại Hoa).
>>> 4 yếu tố không thể bỏ qua khi đặt tên sản phẩm
Ví dụ
Tân hải minh orient
Công Ty TNHH Giải Pháp Điện Tử Thiên Minh
Bước 1: Bạn truy cập vào đường link tra cứu tên công ty và gõ tên công ty vào ô tìm kiếm
https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Sau đó bạn hãy làm theo mình hướng dẫn dưới đây nhé!
Ví dụ:
Tôi muốn kiểm tra tên “Công ty TNHH Brasol”
Bước 2 : tôi sẽ gõ vào ô tìm kiếm tên “Công ty TNHH Brasol”
Bước 3: Nhấn vào nút tìm kiếm
Kiểm tra tên công ty trong ô tìm kiếm
Bước 4: Xem danh sách liệt kê có bị trùng tên hay không
Bước 5. Kiểm tra tên công ty
Như vậy theo kiểm tra thì tên này đã được đặt. Bạn có thể tìm thêm một số cái tên khác để đăng ký.
Xem thêm: tư vấn thiết kế bộ nhận diện | tư vấn thiết kế profile