Chiến lược là gì? Hiểu thế nào cho đúng?

Chiến lược chắc hẳn chúng ta đã được nghe rất nhiều về cụm từ này, tuy nhiên chiến lược là gì, vai trò của nó là như thế nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hay cùng brasol.vn tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về chiến lược nhé.

Nội dung chính

Chiến lược là gì?

“Chiến lược” là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trong lịch sử, chúng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp dùng để chỉ những kế hoạch, dự án lớn dài hạn cho các trận chiến trong quân sự. Chiến lược này được xây dựng dựa trên quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối phương để chỉ huy quân đội của mình dành chiến thắng. Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nhất “chiến lược” là thuật ngữ dùng để chỉ tập hợp về các hành động, nquyết định, mục tiêu dài hạn, ngắn hạn cho tới các giải pháp được liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện chiến lược đó.

 Vai trò của chiến lược là gì?

Có thể khẳng định, chiến lược trong kinh doanh đóng vai trò hết sức quan trọng cho quá trình xây dựng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đóng vai trò như một chiếc kim chi nam đúng mở lối, dẫn đường cho doanh nghiệp luôn đi đúng hướng. 

Những trải nghiệm thực tế luôn cho thấy những doanh nghiệp nhờ đầu tư, xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh đúng đắn đã mang về những kết quả xứng đáng cho doanh nghiệp mình, tạo vị thế vượt trội trên thị trường, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh khác. Như vậy có thể thấy được vai trò của “chiến lược” trong quá trình thực hiện Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho mỗi doanh nghiệp, vai trò của nó được thể hiện ở những khía cạnh đặc trưng như:

–    Hỗ trợ doanh nghiệp định hướng đúng đắn hướng phát triển, hoạt động cũng như đưa ra những dự báo về môi trường kinh doanh trong tương lai. Thị trường kinh doanh trên thế giới cũng như ở Việt Nam luôn biến động không ngừng, và để thích nghi được với quá trình vận hành chóng mặt đó, buộc các doanh nghiệp phải định hướng và xây dụng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, hợp lý, linh hoạt thay đổi theo biến động của thị trường. 

–    Xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và nắm bắt nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó, chiến lược kinh doanh cũng giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, khai thác và phát huy nguồn nhân lực tiềm ẩn của chính mình. 

–    Chiến lược kinh doanh còn đóng vai trò như một sợi dây vô hình liên kết các cá nhân với nhà quản lý, nhân viên. Đồng thời tăng cường và nâng cao hơn nữa nội lực của doanh nghiệp.

–    Sứ mệnh cao cả của “chiến lược” kinh doanh như một công cụ cạnh tranh hiệu quả của doanh nghiệp trước các đối thủ khác. Điều đó được thể hiện ở nhiều yếu tố canh tranh gay gắt với nhau như: giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch Marketing, quảng cáo,… đều được doanh nghiệp sử dụng như một công cụ cạnh tranh mang lại hiệu quả cao. 

Bỏ túi cách kiểm soát chiến lược, quản lý chiến lược kinh doanh thành công nhất mọi thời đại

Phân tích chiến lược


Một trong những cách kiểm soát chiến lược, quản lý chiến lược kinh doanh là bạn phải nắm được kỹ năng phân tích chiến lược hiệu quả. Phân tích chiến lược ở đây là bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, những yếu tố, tác động từ thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xây dựng và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất và đưa ra những giải pháp hợp lý, an toàn giúp cho chiến lược kinh doanh phát huy tối đa hiệu quả của nó. Thông thường, quá trình phân tích chiến lược được trợ giúp bằng những công cụ phổ biến như: 

–    Mô hình phân tích PEST: giúp doanh nghiệp định hình và hiểu rõ tính chất môi trường mà mình đang hoạt động.

–    Mô hình Scenario Planning: hay còn gọi là mô hình hoạch định theo kịch bản cho phép bạn có thể xây dựng nhiều mô hình viễn cảnh khác nhau có thể xảy ra trong tương lai của doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp dự trù phù hợp để kịp thời ứng phó khi cấp bách.

–    Mô hình phân tích Five Forces Analysis: phân tích 5 nguồn lực có thể ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ cạnh tranh trong cùng một ngành.

–    Mô hình Market Segmentation: phương pháp xác định phân khúc thị trường, cho phép ngươi dùng có thể xác định được điểm giống và khác nhau giữa các nhóm khách hàng và người tiêu dùng. 

–    Mô hình Directional Policy Matrix: là phương pháp hỗ trợ người dùng phân tích, tóm tắt các lợi thế để cạnh tranh hiệu quả.

–    Mô hình Competitor Analysis: công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả.

–    Mô hình Critical Success Factor Analysis: công cụ phân tích hiệu quả các nhân tố thành công then chốt, khoanh vùng những khu vực có khả năng mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho bất cứ doanh nghiệp.

–    Mô hình SWOT Analysis: phương pháp phân tích, đánh giá, tóm tắt những vấn đề đến từ tác động của môi trường, ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. 

Lựa chọn chiến lược

 Sau khi thực hiện quá trình phân tích chiến lược thành công, bạn sẽ phải lựa chọn ra chiến lược kinh doanh nào là phù hợp và mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp của mình bằng cách xác định những phương án, chiến lược, sau đó đánh giá và lựa chọn phương án phù hợp nhất. 

Thực hiện chiến lược

 Thực hiện chiến lược luôn là thách thức lớn, phải làm sao để biến những phân tích trên giấy thành những hành động cụ thể và mang lại hiệu quả tích cực. 

Như vậy, có thể thấy được chiến lược kinh doanh đang dần trở thành một, công cụ cạnh tranh hiệu quả không thể thiếu với bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển và tồn tại lâu dài trên bản đồ kinh doanh khắp thế giới cũng như tại Việt Nam. 

Trên đây, là một số thông tin về “chiến lược” kinh doanh mà Brasol muốn chia sẻ tới khách hàng. Và nếu bạn còn đang băn khoăn, loay hoay tìm cho mình một dịch vụ xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả, chuyên nghiệp, đừng ngần ngai liên hệ ngay với Brasol để được tư vấn một cách nhanh chóng qua hotline.

Xem thêm:

MẪU HỒ SƠ NĂNG LỰC CHUYÊN NGHIỆP MỚI NHẤT

THIẾT KẾ CATALOGUE TẠI TPHCM, HÀ NỘI, ĐÀ NẴNG, HẢI PHÒNG, BÌNH DƯƠNG

BÀI VIẾT LIÊN QUAN